RadioFM là một ứng dụng phổ biến ở Ấn Độ, tổng hợp các đài phát thanh từ khắp nơi trên thế giới để người dùng có thể tìm thấy tần số yêu thích dù ở bất cứ đâu. Atul Sachdeva, nhà đồng sáng lập của RadioFM, cho biết: “Những người sống xa nhà có thể kết nối với đài phát thanh tại quê nhà của họ". Atul Sachdeva đã nhìn thấy cơ hội khi nhiều đài phát thanh truyền thống bắt đầu sử dụng nền tảng trực tuyến để kết nối hiệu quả hơn với thính giả của họ. Được ra mắt vào tháng 3 năm 2013, ứng dụng RadioFM giúp thính giả dễ dàng chuyển sang đài phát thanh yêu thích trước đây hoặc tìm thấy một đài phát thanh mới tại quê nhà của họ hay bất cứ nơi nào trên thế giới.
Atul giám sát lộ trình ra mắt sản phẩm và hoạt động kiếm tiền của tổ chức, đồng thời có mối quan hệ đối tác lâu dài với Google trong chiến lược quảng cáo của RadioFM. Vào năm 2019, khi đội ngũ của RadioFM đang tập trung vào các cơ hội tăng trưởng doanh thu, họ đã quyết định tích hợp quảng cáo khi mở ứng dụng của Google. Quảng cáo khi mở ứng dụng không hề ảnh hưởng đến doanh thu từ các định dạng quảng cáo khác, mà còn tăng eCPM thêm 13% và tăng ARPDAU thêm 20%, đồng thời vẫn duy trì trải nghiệm tuyệt vời cho thính giả.
Tìm kiếm cách phát triển
Trong 6 tháng đầu tiên sau khi ra mắt RadioFM, tổ chức này không sử dụng chiến lược kiếm tiền nào. Họ đã bắt đầu lên ý tưởng kiếm tiền sau khi có lưu lượng truy cập. Đội ngũ của RadioFM nhanh chóng quyết định hợp tác với AdMob. Vào thời điểm đó, ứng dụng của họ chỉ xuất hiện trong Cửa hàng Google Play, nên RadioFM thích ý tưởng hợp tác với một sản phẩm khác của Google cho việc quảng cáo. Sachdeva cho biết: “AdMob là một đối tác lý tưởng."
Trong những ngày đầu kiếm tiền, RadioFM đã triển khai quảng cáo biểu ngữ, quảng cáo xen kẽ và sau đó là quảng cáo gốc. Những kiểu kết hợp của các định dạng quảng cáo này đã mang lại doanh thu ổn định, nhưng vào năm 2019, đội ngũ của RadioFM đã quyết định theo đuổi một chiến lược thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả hơn. Họ đã liên hệ với người quản lý tài khoản của mình tại Google và thảo luận về các cách khả thi. Sachdeva cho biết: “Đó là lúc chúng tôi chọn sử dụng quảng cáo khi mở ứng dụng."
Thử nghiệm với một định dạng mới
Không giống như các quảng cáo khác mà đội ngũ của RadioFM đã sử dụng, quảng cáo khi mở ứng dụng xuất hiện ngay khi người dùng mở ứng dụng. Vì đội ngũ của RadioFM đang tập trung thử nghiệm để ra mắt ít nhất hai tính năng mới mỗi tháng, nên họ rất nhiệt tình dùng thử một định dạng mới.
Trước tiên, RadioFM phải quyết định xem họ có muốn giới hạn tần suất quảng cáo xuất hiện cho người dùng hay không. Họ quyết định chỉ hiển thị quảng cáo tối đa 2 lần/ngày, tức là nếu người dùng mở ứng dụng vào lần thứ ba trong ngày hôm đó, họ sẽ không nhìn thấy quảng cáo vào lần mở thứ ba này. Đội ngũ của RadioFM đã chọn ra mắt định dạng quảng cáo này trên Android – nền tảng mà họ có nhiều người dùng nhất. Họ bắt đầu bằng cách tiến hành một thử nghiệm A/B trong 2 tuần, theo dõi tỷ lệ giữ chân người dùng và mọi bài đánh giá tiêu cực (nếu có) trong Cửa hàng Google Play về các định dạng quảng cáo. Cả hai mục tiêu đều không có thay đổi đáng kể nào nên khoảng một tháng sau cuộc thảo luận lên ý tưởng ban đầu với Google, RadioFM đã hiển thị quảng cáo khi mở ứng dụng cho tất cả thính giả trên Android.
Tạo dựng các luồng doanh thu mới
Do có thời gian hiển thị riêng biệt, nên quảng cáo khi mở ứng dụng không ảnh hưởng đến thu nhập từ các định dạng quảng cáo khác của RadioFM (như quảng cáo xen kẽ và biểu ngữ) – toàn bộ thu nhập là một nguồn doanh thu bổ sung và riêng biệt. Nhờ sử dụng quảng cáo khi mở ứng dụng, Sachdeva và đội ngũ của mình nhận thấy eCPM tăng thêm 13%, còn ARPDAU tăng thêm 20%.
Sachdeva cho biết: “Sau khi thấy được hiệu quả của định dạng này, chúng tôi sẽ sử dụng định dạng này trong các ứng dụng khác.” Sachdeva cũng cho biết thêm rằng bước tiếp theo ngay sau đó sẽ là tích hợp quảng cáo khi mở ứng dụng vào ứng dụng RadioFM dành cho iOS. Sau đó, họ sẽ sớm bắt đầu triển khai định dạng này trong các ứng dụng còn lại của công ty.
Về những hoạt động tiếp theo của công ty, Sachdeva và đội ngũ của mình đang làm việc hết công suất để tích hợp podcast cho thính giả. Sachdeva cho biết: “Đài phát thanh luôn đi đôi với podcast." “Chúng tôi đã có kế hoạch nâng cao để sử dụng cả hai tính năng này.”